logo HANOILUAT

CONSULTANT & SOLUTIONS

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công ty tôi (doanh nghiệp Việt Nam) dự định thực hiện một dự án đầu tư trong nước vào thời gian tới. Vậy, theo quy định của pháp luật công ty tôi cần có những điều kiện nào để được thực hiện đầu tư. Bạn đọc H.L. (Bắc Giang) có hỏi.

  

​Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội. 

Về vấn đề này, ​Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư được định nghĩa là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Nhà đầu tư có thể hoạt động đầu tư thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư có thể thông qua các hình thức được quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nhà đầu tư đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì cần đảm bảo các thành phần hồ sơ sau (khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020):

    - Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

    - Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

    - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    - Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    - Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

    - Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

    - Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Như vậy, về cơ bản nhà đầu tư cần phải đảm bảo về tư cách pháp lý cũng như chứng minh được năng lực tài chính của mình khi tiếp nhận và thực hiện dự án. Việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào phía chủ đầu tư.

Toàn văn bài trả lời được đăng tải trên trang của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Mời Quý vị tham khảo:

https://lsvn.vn/dieu-kien-de-nha-dau-tu-trong-nuoc-thuc-hien-du-an-dau-tu1627459578.html

 

CÔNG TY LUẬT TNHH THUẾ VÀ LUẬT HÀ NỘI

Toà nhà số 14 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội.

0917.157.698 - 052.234.8879 hoặc (024) 22. 159.123

luatsutuvan@hanoiluat.vn

Cùng chuyên mục

0917157698
Zalo Logo