logo HANOILUAT

CONSULTANT & SOLUTIONS

Tư vấn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện/ Địa điểm kinh doanh?

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đều là những loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, khi muốn mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp còn lăn tăn về tính pháp lý của những loại hình này, chưa biết nên thành lập đơn vị phụ thuộc theo loại hình nào cho phù hợp để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm quy định pháp luật?

Công ty Luật TNHH Thuế và Luật Hà Nội (Hà Nội Luật) tự hào là một hãng luật uy tín, chuyên sâu với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước liên quan đến thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Giúp khách hàng có những lựa chọn phù hợp, hiệu quả khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Đặc điểm pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập.

Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.

Địa điểm kinh doanh: Là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

(Hình ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Ưu điểm và hạn chế của từng loại hình

Nội dung

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Địa điểm KD

Ưu điểm

- Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ;

- Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký kết hợp đồng kinh tế;

- Có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập.

- Có con dấu riêng và có GCN hoạt động riêng để phục vụ các hoạt động nội bộ của VPĐD;

- Thực hiện các hoạt động như đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường  không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải đóng thuế môn bài.

- VPĐD không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn;

- Được kinh doanh những ngành nghề mà Công ty đã đăng ký (văn phòng đại diện không có chức năng này) và là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên việc kê khai thuế cũng đơn giản hơn so với chi nhánh.

 

Hạn chế

Hạn chế của việc thành lập chi nhánh nằm ở việc lựa chọn hình thức hạch toán của chi nhánh. Cụ thể:

- Hạch toán độc lập giúp Công ty dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của công ty và chi nhánh. Tuy nhiên nếu hạch toán độc lập cuối tháng công ty phải lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế riêng cho Công ty và chi nhánh, các loại báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng, như vậy sẽ tăng lượng công việc của kế toán.

- Hạch toán phụ thuộc có ưu điểm giúp Công ty giảm thiểu một số công việc kế toán so với hình thức độc lập. Tuy nhiên sẽ khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

- Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.

- Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán. Chỉ được giới thiệu sản phẩm, không được mua bán trực tiếp.

- Không có con dấu riêng và vẫn phải kê khai nộp thuế môn bài.

 

Như vậy:

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Đặc biệt, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,… thì hình thức thành lập Văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.

Những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình, không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như Chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với Văn phòng đại diện Công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập Địa điểm kinh doanh.

2. Dịch vụ thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh

Khi sử dụng dịch vụ của Hà Nội Luật khách hàng sẽ được tư vấn về:

-     Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp;

-     Các điều kiện để thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh (Tên gọi, địa điểm trụ sở, ngành nghề kinh doanh,…)

-     Tư vấn về quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh.

-     Soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Kết quả khách hàng nhận được:

-     Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của Chi nhánh/ Văn phòng đại diện/ Địa điểm kinh doanh;

-     Dấu tròn của Chi nhánh/ Văn phòng đại diện;

-     Thông báo mẫu dấu của chi nhánh/ Văn phòng đại diện trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp;

-     Công bố thông tin thành lập chi nhánh/ Văn phòng đại diện/ Địa điểm kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp;

-     Hỗ trợ tư vấn thủ tục sau thành lập.

-----------------------------------------------------

Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tư vấn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện/ Địa điểm kinh doanh của Hà Nội Luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHH THUẾ VÀ LUẬT HÀ NỘI

Toà nhà số 14 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội.

0917.157.698 - 052.234.8879 hoặc (024) 22. 159.123

luatsutuvan@hanoiluat.vn

Tin liên quan

0917157698
Zalo Logo