logo HANOILUAT

CONSULTANT & SOLUTIONS

XỬ PHẠT ĐẾN 20 TRIỆU ĐỐNG NẾU QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Câu hỏi:

Chị Phan Thanh T là Giám đốc của Công ty X tại Hà Nội. Gần đây, Công ty mở rộng kinh doanh thêm mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN) và nhận trực tiếp từ nguồn nhà máy sản xuất tại Hòa Bình. Do mới kinh doanh trong lĩnh vực TPCN, chưa hiểu hết các quy định của pháp luật cũng như thủ tục đăng ký quảng cáo nên Công ty X chưa làm các thủ tục đăng ký quảng cáo sản phẩm. Chị T cho rằng mặt hàng TPCN cũng giống như các mặt hàng tiêu dùng thông thường khác, không cần phải đăng ký quảng cáo và TPCN cũng không phải là thuốc nên không cần xin cấp phép.

Xin hỏi, việc không đăng ký quảng cáo TPCN của Công ty chị T có bị xử phạt hay không? Mức phạt cụ thể như thế nào? Xin luật sư tư vấn, giải đáp.

Trả lời:

Việc các cá nhân, tổ chức tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy phép quảng cáo hiện nay diễn ra khá phổ biến. Lý do là, (1) có thể do họ chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về các điều kiện, thủ tục xin giấy phép quảng cáo; (2) họ cho rằng thực phẩm chức năng không phải là thuốc nên không cần xin phép quảng cáo hay (3) cũng như một phần tâm lý nghĩ rằng thực hiện các thủ tục hành chính sẽ vất vả và tốn thời gian. Nhưng việc quảng cáo các sản phẩm khi chưa được cấp giấy phép lại chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và mức tiền xử phạt hành chính đi kèm không nhỏ.

Vậy pháp luật quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi không xin giấy phép quảng cáo như nào? Để giải đáp vấn đề này, sau đây xin mời các bạn hãy cùng luật sư của Công ty Luật TNHH Thuế và Luật Hà Nội tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc xử phạt khi quảng cáo mà chưa được cấp giấy phép nhé.

Quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải xin giấy phép

1. Việc xin cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được pháp luật quy định như thế nào?

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định về các thực phẩm phải xin giấy phép trước khi quảng cáo, trong đó có các trường hợp sau:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo 2012.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1, Điều 2 của Thông tư số 09/2015/TT-BYT, thực phẩm chức năng khi muốn quảng cáo cần phải làm thủ tục xin giấy phép quảng cáo.

Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi thực hiện việc quảng cáo sản phẩm ra thị trường cho người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc xin giấy phép sẽ có những mức xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức quảng cáo sản phẩm đó theo quy định pháp luật.

2. Các mức xử phạt hành chính đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không có giấy phép

- Điều 67 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định việc vi phạm các quy định xin giấy phép quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử lý với mức phạt như sau:

Hành vi

Mức xử phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo

Không có giấy phép đăng ký quảng cáo sẽ bị xử phạt

- Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo có với mức phạt như sau:

Hành vi

Mức xử phạt

+ Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

 

+ Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.

- Ngoài quy định xử phạt chung nêu trên, pháp luật còn quy định nhiều nhóm hành vi vi phạm khác nhau như: vi phạm các quy định chung về quảng cáo; vi phạm về quảng cáo trên các loại phương tiện khác nhau; vi phạm về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt tùy từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt ở các mức khác nhau.

3. Dịch vụ tư vấn Xin cấp giấy phép quảng cáo của Hà Nội Luật

Trên đây là nội dung mà Hà Nội Luật đã tư vấn cho bạn đọc về những căn cứ pháp lý liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính khi quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng chưa giấy phép. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì trong việc triển khai thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép quảng cáo, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

- Hà Nội Luật là công ty luật, chuyên tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý, giấy phép cho các doanh nghiệp, luôn nhận được nhiều sự quan tâm, tín nhiệm của khách hàng.

- Với Hà Nội Luật, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và thực hiện đúng theo hướng dẫn của chúng tôi, còn lại Luật sư và chuyên viên của Hà Nội Luật sẽ thực hiện thủ tục;

- Các Luật sư/chuyên viên tư vấn của Hà Nội Luật có nhiều năm kinh nghiệm, đã hướng dẫn và trực tiếp thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo cho rất nhiều khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ của Hà Nội Luật, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, chi phí, thời gian, …

Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ tại Hà Nội Luật:

- Dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả;

- Uy tín, nhiệt tình, tận tâm với mọi đối tượng Khách hàng;

- Phân tích, đánh giá và tư vấn sản phẩm, tài liệu mà Khách hàng cung cấp để có phương án tối ưu nhất;

- Đảm bảo thông tin, tài liệu Khách hàng cung cấp được bảo mật;

- Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

----------------------------------

CÔNG TY LUẬT TNHH THUẾ VÀ LUẬT HÀ NỘI

Toà nhà số 14 Khúc Thừa Dụ, Cầu Giấy, Hà Nội.

0917.157.698 - 052.234.8879 hoặc (024) 22. 159.123

luatsutuvan@hanoiluat.vn

Tin liên quan

0917157698
Zalo Logo